Trẻ bị táo bón phải làm thế nào?

I, Táo bón là gì?

Táo bọn là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, phải rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn có thể phân dính ra máu khiến bé sợ hãi.

Táo bón có 2 loại: táo bón cơ năng và táo bón thực thể.

  • Táo bón cơ năng: chủ yếu do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt như uống ít nước, ăn ít chất xơ,…
  • Táo bón thực thể: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…

II, Lời khuyên đối với bé bị táo bón

Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

– Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ. Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

– Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.

– Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.

– Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

III, Thực phẩm giúp đẩy lùi nguy cơ táo bón cho trẻ.

1, Qủa bơ

Bơ là loại quả đứng đầu về hàm lượng chất xơ, rất tốt cho trẻ bị táo bón. Không chỉ tốt mà bơ cũng là một loại quả dễ chế biến. Mẹ chỉ cần dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức.

 

 

2, Dưa hấu

Dưa hấu được biết đến như một loại quả an toàn cho bé bị táo bón. Vì hàm lượng chất xơ, vitamin C và đặc biệt là thành phần nước cao giúp bổ sung lượng nước bị mất và giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn.

 

 

3, Mật ong

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Nhắc đến trị táo bón ở trẻ nhỏ, không thể không nhắc tới phương thuốc công hiệu số 1: Mật ong. Mật ong có tính nóng, khi bôi hậu môn bé sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đẩy phân dễ dàng.

Mẹ có thể lấy một ít mật ong rừng, bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch hay cọng rau mồng tơi rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

4, Rau mồng tơi

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Một trong những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ rất lành, lại hiệu quả, đó chính là lấy cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn cho bé. Mẹ có thể ra chợ, chọn mua những cọng rau mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Độ to cọng mồng tơi phù hợp với tháng tuổi của bé.
Lấy một cọng mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài của cuống rồi lấy cuống đó ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

5, Nước bồ kết.

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng.

Nếu nhà có bồ kết, mẹ có thể thử áp dụng cách sau: lấy 3 quả bồ kết (loại chị em thường gội đầu) nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội, sau đó, lấy 1 cái xilanh để bơm vào hậu môn của bé. Nước bồ kết cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ đi tiêu

 

 

6, Vừng đen

Độ tuổi áp dụng: ăn dặm từ 6 tháng.

Vừng đen có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Mẹ có thể lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn dặm. Chỉ sau một lần ăn, con sẽ đi tiêu ngay lập tức.

 

7, Bột sắn

Độ tuổi áp dụng: ăn dặm từ 6 tháng.

Bột sắn có tính mát, sẽ giúp bé thanh nhiệt, hết nóng trong và đi tiêu dễ dàng. Với trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể quấy ít bột sắn vào cùng cháo của bé hoặc trộn quấy bột sắn, vừng đen cho trẻ ăn vài thìa sẽ có hiệu quả không ngờ.

 

8, Nước cam sữa chua

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng.

Axit khi vào ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa và tác dụng rất nhanh. Khi trẻ uống cốc nước cam, chanh xong thì rất muốn đi vệ sinh, có thể hơi đau bụng nên càng muốn đi thật nhanh. Mẹ có thể vắt cho bé uống khoảng 60ml nước cam, sau đó hai tiếng cho con ăn thêm một nửa hộp sữa chua, bé sẽ đi tiêu cực dễ dàng.

 

Add your thoughts

Your email address will not be published. Required fields are marked *