Ăn uống liên miên trong các dịp lễ Tết luôn là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Vậy phải có cách gì để tránh tăng cân ngày Tết?
Trong những ngày này, thói quen sinh hoạt hàng ngày của nhiều người bị đảo lộn, ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa, thức ăn không cân bằng dinh dưỡng, không vận động cơ thể… Những món ăn ngày Tết như thịt đông, nem rán, giò chả, chân giò, bánh chưng, bánh tét, kẹo, mứt, nước ngọt, bia… đều chứa nhiều calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ… nguy cơ thừa năng lượng gây tăng cân là điều khó tránh.
Muốn đảm bảo sức khỏe, giữ gìn vóc dáng cần chú ý ăn uống một cách khoa học”. Ăn vừa đủ no, cho dù món ăn có hấp dẫn đến đâu. Ăn đa dạng, đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn (kể cả khi đi dự tiệc) gồm các nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, rau củ và trái cây.
Ăn đủ bữa: Cố gắng duy trì bữa ăn gia đình trong dịp Tết, đủ ba bữa chính trong ngày. Hạn chế ăn vặt, ăn sau 20h là những nguyên nhân dễ gây tăng cân. Nên chuẩn bị các loại thức ăn phù hợp cho từng đối tượng và sắp xếp giờ ăn thích hợp với việc đi chơi, thăm hỏi bạn bè.
Không ăn nhiều bánh chưng, bánh tét: Đây là món ăn truyền thống của người Việt khi Tết đến xuân về. Một miếng bánh chưng, bánh tét 50 g có giá trị dinh dưỡng 162 calo, trong đó, gồm: 2 g chất béo, 11 mg cholesterol, 9 g chất đạm và 28 g tinh bột. Lượng tinh bột cao nên khi ăn bạn hãy chọn bánh nhân đậu thay vì thịt mỡ. Nếu ăn quá nhiều bánh trong ngày thì cố gắng không nạp thêm tinh bột đơn giản nào khác.
Tránh xa món ăn từ thịt heo: Các loại thịt, giò, chả luôn có nhiều chất béo, nhiều đạm; thịt chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch; trứng chứa nhiều cholesterol, không tốt cho người có bệnh lý gan mật và làm tăng LDL – cholesterol máu, cần hạn chế ăn. Giò, chả cũng chứa nhiều acid béo no bão hòa nên người có bệnh lý chuyển hóa mỡ, tăng huyết áp… cũng phải hạn chế ăn.
Các loại thực phẩm khô như lạp xưởng, xúc xích… thường quá mặn và quá béo nên không tốt cho những người cần kiêng muối, kiêng mỡ. Chưa kể các loại thực phẩm khô nếu không được đóng gói bảo quản tốt còn dễ bám bụi, là môi trường rất tốt cho vi trùng và nấm mốc phát triển.
Còn các loại mứt luôn chứa hàm lượng đường cao, dễ gây cảm giác chán ăn. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, ít chất xơ nên dễ gây tăng đường huyết, do đó người bệnh đái tháo đường, thừa cân không nên ăn.
Dùng tinh bột từ gạo lứt: Cứ 200 g cơm gạo lứt chứa khoảng 200 calo và 43 g tinh bột, với gạo trắng là 106 calo và 110 g tinh bột. Vì vậy, gạo lứt là sự lựa chon an toàn hơn cả.
Uống đủ nước và trà xanh: Cần uống đủ 2 lít nước/ngày. Uống nhiều nước cũng giúp bạn giảm ăn. Nên uống nước lọc, nước quả hoặc chế biến thành nước sinh tố ít đường như nước ép dưa chuột, bí xanh, cà rốt, củ đậu… Hạn chế tối đa rượu bia và các loại nước uống có ga.
Ăn vặt hợp lý: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, hướng dương, mắc ca… đều giàu chất omega, bên cạnh đó là chất xơ, các nhóm vitamin