Busy Board hay còn được gọi là bảng bận rộn là một món đồ chơi giúp bé phát triển toàn diện về mọi mặt.
Busy Board giúp trẻ hình thành và phát triển những kỹ năng gì?
Kỹ năng vận động tinh là kỹ năng cơ bản nhất Busy board đem lại, bao gồm kỹ năng cầm, nắm, vặn, kéo, đầy… cho đôi tay thêm phần khéo léo.
Phát triển kỹ năng sống cho bé lớn ở độ tuổi 4/5 tuổi, như luồn và thắt dây giày, kéo khóa, cài khuy, tra và đóng, mở ổ khóa…
Thỏa mãn sự tò mò của bé trong độ tuổi từ 7/8 tháng (biết ngồi) tới 4/5 tuổi (phụ thuộc vào độ khó của chi tiết).Ngoài ra, bé còn kết hợp học thêm những kiến thức liên quan đến số lượng, màu sắc, hình khối, chất liệu, tác dụng… của những chi tiết trên bảng.
Ưu điểm khi cho bé chơi Busy Board:
Đồ chơi được gắn cố định trên bảng, giúp đồ chơi không bị thất lạc.
Độ bền cao: Những đồ chơi được gắn chặt và bắt vít chắc chắn trên bảng nên rất khó bị hư hỏng. Hơn nữa bảng bao gồm cả những đồ chơi khó và dễ, chính vì thế bé sẽ khám phá và chơi được trong thời gian lâu dài hơn.
Chính vì những lý do trên, thế bố mẹ hãy làm ngay cho bé một bảng busy board để bé vừa học vừa chơi. Cách làm busy board – đồ chơi bận rộn cho bé cũng không quá khó . Bố mẹ hãy cùng bắt tay vào làm nào.
– Đầu tiên, bố mẹ hãy tìm 1 tấm bảng gỗ tốt.
– Tiếp theo, hãy khoan, vít, và chuẩn bị các nguyên liệu theo chủ đề mình muốn làm.
– Vẽ sơ lược trên giấy và tiến hành khoan vít các nguyên liệu vào bảng gỗ.
– Các nguyên liệu thường thấy trong busy board là: chốt cửa, vòi nước, bản lề, âm nhạc, điện thoại, đồng hồ,…..và rất nhiều nguyên vật liệu khác để mẹ có thể lựa chọn cho vào bảng đồ chơi bận rộn. Có những nguyên liệu có sẵn trong gia đình như: 1 chiếc công tắc 1 hỏng, khóa chốt balo.
Lưu ý: Để làm được một bảng đồ chơi bận rộn cho bé mẹ cần xác định chủ đề và ý tưởng đầu tiên cũng như cách sắp xếp sao cho hợp lý. Bố mẹ có thể tham khảo trên internet những ý tưởng độc đáo để thiết kế 1 Busy Board phù hợp cho bé. Dưới đây là một vài ý tưởng về busy board từ dễ đến khó hy vọng sẽ giúp bố mẹ thêm nhiều ý tưởng.
–Sưu tầm–