8 thói quen sống và làm việc hiệu quả

Bạn có thể áp dụng 8 bí kíp này vào trong cuộc sống hằng ngày của bản thân. Chỉ cần kiên trì thực hiện, bạn sẽ dần hình thành thói quen tốt và cải thiện hiệu quả năng suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.

1. Bắt đầu từ những việc nhỏ

Với việc bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn bớt lo lắng. Chẳng hạn, bạn có thể đặt mục tiêu ngày đầu tiên bán được 20 sản phẩm. Rất có quyết tâm nhưng đây là mục tiêu không dễ thực hiện. Do đó, bạn sẽ ngại ngùng không làm, hoặc làm dở dang và rồi tâm trạng bạn bị chùng xuống, vì không đạt mục tiêu.

Hãy bắt đầu với 2, rồi 5, rồi 7… Khi đấy sự tự tin của bạn sẽ được tăng thêm hằng ngày. Đến lúc nào đó số lượng đối với bạn không thành vấn đề. Bất cứ khi nào bạn muốn tạo ra một thói quen mới, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và gắn bó với nó qua thời gian đầu khó khăn cho đến khi nó trở thành thói quen.

2. Tối ưu hóa nhiệm vụ quan trọng nhất

Trong cuộc sống, mọi người đều có những nhiệm vụ quan trọng đem đến sự khác biệt lớn cho công việc. Hãy chọn ra hai hoặc ba nhiệm vụ đóng góp nhiều nhất cho sự thành công của bạn. Chẳng hạn, những việc gì giúp bạn kiếm tiền nhiều nhất? Sau đó loại bỏ tất cả các nhiệm vụ linh tinh khác để tập trung cho những việc này.

3. Gắn bó với quy trình, không phải mục tiêu

Ví dụ, bạn đừng chỉ đặt mục tiêu bán cố gắng bán 2 sản phẩm mỗi ngày mà nên cam kết bán được 2 sản phẩm mỗi ngày. Không chỉ đặt ra mục tiêu tìm được khách hàng mới; mà bạn còn liên lạc với ít nhất hai khách hàng tiềm năng mỗi ngày.

Một quá trình nỗ lực liên tục mới dẫn bạn đến mục tiêu và bạn có rất nhiều khả năng để đạt được mục tiêu đó. Tập trung vào những gì bạn sẽ làm được, không phải vào những gì bạn mơ ước.

4. Ngừng đúng lúc

Ernest Hemingway từng đưa ra lời khuyên: “Cách tốt nhất là luôn luôn dừng lại khi bạn đang làm việc tốt và biết rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu bạn làm điều này mỗi ngày, bạn sẽ không bao giờ bị mắc kẹt”.

Lời khuyên quý giá này có thể áp dụng cho tất cả các loại công việc. Đừng làm việc đến kiệt sức hay ép bản thân tập trung đến mụ mị. Thể chất và tinh thần của bạn sẽ không phục hồi kịp cho ngày làm việc hôm sau.

5. Tự làm khó bản thân

Chiêu đánh lừa tâm lý này được xem là phương pháp khá hiệu quả: khi một thứ gì đó quá khó để làm, bạn sẽ làm điều đó ít lại, hoặc không làm.

Hãy trữ nước ngọt trong tủ lạnh và đặt chai nước khoáng ngay trên bàn làm việc, đặt TV ở xa chỗ làm việc,  tắt các ứng dụng chat, để điện thoại chế độ “im lặng”….Sự thuận tiện sẽ khiến bạn phân tâm, do đó làm khó bản thân để tránh xa những “cám dỗ” của môi trường xung quanh.

6. Nghỉ giữa giờ

Giữa giờ làm việc, bạn nên dành ra 5-10 phút nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp bạn “sạc” lại năng lượng. Hãy nhớ lịch học ngày xưa, sau mỗi tiết học bạn đều được nghỉ ngơi một chút trước khi vào tiết học tiếp theo. Đây là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả và khoa học mà bạn nên áp dụng vào công việc. Hãy nghỉ ngơi 5 phút sau 45 hoặc 60 phút làm việc nhé.

7. Chú ý đến sức khỏe

Chỉ cần một số việc làm ơn giản cũng đủ giúp bạn cải thiện sức khỏe như: uống nhiều nước, đi bộ nhiều hơn ngồi xe, leo cầu thang nhiều hơn dùng thang máy. Ngủ sớm, dậy sớm, hạn chế thuốc lá, bia rượu, nước ngọt, thức ăn nhanh là những việc tiếp theo bạn có thể làm để tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.

8. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè

Nghĩ về những người bạn gặp gần đây. Ai khiến bạn hào hứng, vui vẻ, tràn đầy năng lượng? Ai khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn? Hãy dành thời gian cho họ. Họ chính là những người cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng phí thời giờ với những mối quan hệ hời hợt.

Add your thoughts

Your email address will not be published. Required fields are marked *