Tuần thứ 3 của thai kỳ

Sau từ 7 ngày đến 10 ngày kể từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau, lúc này thai nhi đã bắt đầu di chuyển vào tử cung.

Mẹ cảm thấy như thế nào?

Ở tuần thứ 3 những dấu hiệu mang thai của mẹ bắt đầu thể hiện rõ rệt như buồn nôn, buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, buồn đi tiểu nhiều lần. Lúc này mẹ có thể đi siêu âm để xem thai đã vào tử cung chưa. Qua máy siêu âm mẹ sẽ nhìn thấy một chấm bé li ti nhỏ xíu, kích thước khoảng 0.33- 0.61 mm.

Tuần 3 thai nhi như thế nào?

Tuần này là tuần bé rất dễ bị tổn thương với những tác động bên trong cũng như bên ngoài cơ thể mẹ. Bé hiện đã là một phôi thai, từ phôi thai này sẽ dần dần hình thành cơ thể bé. Các tế bào của nhau thai bắt đầu tạo thành các đường nối với niêm mạc tử cung, khi hoàn thiện sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho bé. Đồng thời túi ối, túi noãn hoàn cũng bắt đầu xuất hiên. Túi ối có nhiệm vụ bao bọc cho bé, noãn hoàn nhiệm vụ sản sinh các tế bào hồng cầu để cung cấp chất dinh dưỡng trước khi nhau thai hoàn thiện.

Mẹ nên làm gì?

Để bảo bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và con, mẹ nên bổ sung tăng cường thêm acid folic; vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và sắt.

Mẹ cố gắng giữ gìn sức khỏe của mình, tránh để bị ốm và phải uống thuốc.

Mẹ cũng nên tìm hiểu dần các bài tập yoga cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho mẹ.

Mẹ không nên làm gì

Và mẹ nhớ không nên ăn các món cay nóng, chưa chín hay món lên men. Có một số thực phẩm mẹ không nên ăn vào giai đoạn này như đu đủ xanh, rau ngót, dưa cà muối, gỏi, shusi…

Giai đoạn này mẹ cần hạn chế “yêu đương” với bố, em bé khá nhạy cảm với các sinh hoat của bố mẹ. Mẹ bị kích thích, dễ gây co bóp cổ tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai. Vì thế bố mẹ cần thận trọng sinh hoạt trong thời điểm này.

Mẹ chú ý các vận động của mình, tránh các hoạt động mạo hiểm và nguy hiểm.

Add your thoughts

Your email address will not be published. Required fields are marked *