Đối với các mẹ, tuần đầu tiên trong thai kỳ là một tuần thai cực kỳ đặc biệt, tuy nhiên thời gian này cơ thể mẹ lại chưa có thay đổi gì đặc biệt.
Sự phát triển của phôi thai tuần đầu tiên
Thời gian này, thai nhi chưa hình thành, phải vài tuần nữa thì mẹ mới cảm thấy có một thiên thần nhỏ bé đang trong cơ thể của mẹ . Tuy nhiên tuần đầu tiên cũng rất quan trọng đối với việc mang thai của mẹ. Để có một thai kỳ trọn vẹn, mẹ phải lên kế hoạch từ bây giờ, đặc biệt là sẵn sàng tâm lý để chào đón mọi thay đổi cả về thể chất và tinh thần.
Quá trình thụ thai diễn trong khoảng hai tuần. Bắt đầu kỳ kinh, là lúc cơ thể bạn bắt đầu sẵn sàng cho việc mang thai. Giai đoạn này có rất nhiều sự thay đổi phức tạp về nội tiết tố diễn ra bên trong cơ thể bạn. Lúc này mẹ bắt đầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình sao cho đảm bảo mẹ có một cơ thể khỏe mạnh.
Bởi vậy chúng ta thường hay lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh làm mốc bắt đầu để tính ngược đến ngày dự kiến thai nhi được hình thành. Mặc dù không phải ai cũng giống ai nhưng hai tuần là khoảng thời gian chuẩn.
Đánh dấu từ ngày bạn bắt đầu thấy kinh và ngày kết thúc kỳ kinh. Trong vòng vài tháng bạn sẽ biết kỳ kinh của bạn lặp lại với chu kỳ như thế nào. Làm quen với nhịp cơ thể và các chu kỳ sẽ giúp bạn lên kế hoạch thụ thai và dễ đậu thai hơn.
Vào ngày thứ 12 – 14 sau ngày đầu tiên có kinh, cơ thể phụ nữ sẽ rụng trứng. Thời gian này là thời gian dễ thụ thai nhất trong kỳ kinh.
Thụ thai: Diễn ra khi nào và như thế nào?
Sự thụ thai thường diễn ra âm thầm chẳng có chút biểu hiện nào ra bên ngoài. Lúc này cơ thể mẹ chưa thấy gì khác biệt so với bình thường.
Đến kỳ rụng trứng, trứng được tách ra khỏi buồng trứng và sống sót. Trong khoảng thời gian từ 12 – 24 tiếng trứng di chuyển từ buồng trứng tới ống dẫn trứng. Tại đây trứng gặp tinh trùng và diễn ra thụ tinh. Tinh trùng thường có thời gian sống lâu hơn trứng, tuy nhiên trong 100.000 tinh trùng đi qua cổ tử cung thì chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh, nhanh nhẹn và bền bỉ nhất có thể đi đến ống dẫn trứng.
Một số chị em sẽ bị chảy một ít máu ở thời điểm trứng đã được thụ tinh làm tổ trên thành tử cung. Máu này còn được gọi là “máu thăm”. Mẹ phải chú ý để phân biệt máu này với máu đến kỳ kinh. Lúc này mẹ có thể nhận biết rõ nhất khi test que thử thai lên hai vạch đỏ xinh yêu. Chúc mẹ có một kỳ thai thú vị và tuyệt vời.