Việt Nam đang đau đầu khi phải đối diện với thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi hiện nay.
Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về gánh nặng do suy dinh dưỡng thấp còi gây ra. Hiện có khoảng 1,9 triệu trẻ em (chiếm 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi) bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách can thiệp, nhưng tỷ lệ này cũng không giảm đáng kể trong nhiều năm qua. Trong khoảng 7 năm trở lại đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam chỉ giảm trung bình khoảng 1,15% mỗi năm. Năm 2016, Việt Nam còn 13,8% trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 24,3% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi. Như vậy, cứ sáu trẻ dưới 5 tuổi, có một trẻ bị thiếu cân. Cứ bốn trẻ dưới 5 tuổi, có một trẻ bị thấp còi. Đặc biệt, tỷ lệ này ở trẻ em dân tộc thiểu số vẫn còn rất cao.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ cũng đang ở con số đáng báo động. Có 80,8% trẻ em bị thiếu kẽm; 31,3% thiếu máu do thiếu sắt và 16% thiếu vitamin A. Trong khi đó, thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến mù lòa, thiếu máu, đần độn kém phát triển trí tuệ ở trẻ.
Để giảm tỷ lệ này đòi hỏi cần chăm sóc cho phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai cũng như trẻ dưới 2 tuổi. Cung cấp, bỏ sung các vi chất dinh dưỡng là điều thực sự cần thiết.