Những biểu hiện
Là bệnh lý về da khá phổ biến và thường khởi phát khi bé được khoảng 3 tuần – 2 tuổi, mụn ở mặt trẻ sơ sinh phần lớn là mụn trứng cá , song cũng có khi là do bé bị kê, dị ứng, phát ban, rôm sẩy hoặc bị chốc đặc biệt là bệnh tràm sữa. Mụn ở mặt trẻ rất dễ nhận biết bởi chúng thường xuất hiện riêng lẻ, từng cái và sưng tấy. Những nốt mụn này thường xuất hiện trên má, trán, cằm và thái dương. Đôi khi mụn tự biến mất sau một vài tuần nhưng cũng có khi lì lợm áng ngữ đến vài tháng.
Nếu tình trạng mặt bé có nhiều mụn nước li ti mọc thành từng mảng sau vỡ ra bết dính kèm ửng đỏ để lâu vùng da đó khô và cứng thì rất có thể bé bị chàm sữa.
Tác nhân khiến bé bị nổi mụn
Do dị ứng thời tiết nắng nóng thất thường, dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm ( sữa, đồ ăn ), bị côn trùng cắn, nhiễm khuẩn, virut là những nguyên nhân chính gây ra bệnh nổi mụn
Điều trị bệnh nổi mụn như thế nào?
Những nốt mụn trên mặt của bé vốn rất lành tính nên mẹ có thể để tự nhiên và không cần bất cứ can thiệp nào vào chúng có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần.
Tuy nhiên nếu chúng trở nên dữ và không biến mất thì mẹ nên xem và chữa trị kịp thời Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn, sau đó tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Có thể bôi thuốc tím, hoặc hồ nước để mụn nhanh khô và sát khuẩn. Mẹ cần lưu ý là không nên tự ý nặn mụn cho trẻ vì khi mụn bị trầy xước sẽ dễ bị lở loét, viêm nhiễm, khiến mụn sưng, mưng mủ. Nếu phát hiện mụn lên nhiều và có mủ, mẹ cần đưa trẻ đi khám, mẹ không được tự ý mua thuốc bôi vì có thể gây nhiễm trùng.
Một điều cần lưu ý nữa là khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên mặt, mẹ không nên thoa kem hoặc rửa cho bé bằng những sản phẩm có chứa chất làm sạch, chất tạo bọt, hương liệu và chất bảo quản. Những chất này có thể là tác nhân gây kích ứng da, khiến tình trạng mụn nhọt trên mặt trẻ biến chứng khó lường và gây khó khăn trong việc chữa trị.