Nguyên tắc “ bất di bất dịch ”cho trẻ tự ngủ

Ngay từ 6 tuần tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể học cách ngủ ngoan. Mẹ nên tập cho bé tự ngủ từ sớm, để tránh những khó khăn trong việc huấn luyện về sau.

1, Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày lẫn đêm, cứ 2-3 giờ lại thức giấc đòi bú một lần. Thể tích dạ dày của bé nhỏ, vì vậy, mới mau đói và cần thức dậy liên tục để bú. Ở thời điểm này, bé vẫn chưa phân biệt được ngày đêm, nên có thể bé ngủ ngày thức đêm hoặc ngược lại.

 

 

Trung bình, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 6-9 giờ ban ngày và khoảng 8 giờ về đêm. Phải đợi đến khi bước sang tháng thứ 3 hoặc khi đạt mốc cân nặng 7kg, bé mới có thể ngủ suốt đêm 6-8 giờ, nếu được huấn luyện bài bản.

Theo đó, các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia ra theo 2 loại giấc ngủ như sau:

– Giấc ngủ nhanh (REM): Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.

– Giấc ngủ chậm: (Non-REM): Chia làm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Bé buồn ngủ, mí mắt sụp xuống, chớp liên tục, gà gà gật gật.

+ Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ, vẫn có thể cử động, giật mình, vặn mình.

+ Giai đoạn 3: Ngủ sâu, im lặng, không cử động.

+ Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu, im lặng và không bị tác động bởi ảnh hưởng xung quanh.

Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai  đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Thời điểm vài tháng đầu, trẻ có thể  thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

2, Tập cho bé tự ngủ

Bước sang tuần tuổi thứ 6 hoặc khi bé đạt được 6kg cũng tầm thời gian này, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Nhân cơ hội này, mẹ nên tận dụng để tập cho bé tự ngủ, hiệu quả lâu dài, đỡ vất vả dỗ dành về sau.

Biết dấu hiệu con buồn ngủ: Khi bé chớp mắt liên tục, mắt lim dim, lấy tay kéo tai, ngáp nhiều, quầng mắt dưới hơi thâm, đó chính là những dấu hiệu cho thấy bé đang buồn ngủ. Đừng áp lực quá, với giác quan thứ 6 và bản năng làm mẹ, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra không cần chỉ dẫn. Lúc này, đặt bé vào nôi, cũi hay giường dỗ bé ngủ.

Dạy con phân biệt ngày và đêm: Không ít bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ, điều này có thể nhận ra do bé thường quẫy đạp vào ban đêm hơn. Khi chào đời, thói quen này vẫn được duy trì, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của mẹ. Do đó, mẹ nên giúp bé phân biệt ngày và đêm bắt đầu khi bé được 2 tuần tuổi để nề nếp giấc ngủ đúng chuẩn hơn.

Ban ngày, chơi với bé càng nhiều càng tốt, cố gắng nói chuyện và hát cho bé nghe khi ở cữ bú ban ngày, phòng ngủ ban ngày để nhiều ánh sáng, không cần quá im ắng,…. Ban đêm, giữ phòng tối hoặc để ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh, không trò chuyện, không hát hò, giữ im lặng khi cho bé bú cữ đêm.

– Khi bé được 8 tuần tuổi, dù có thể có những lúc bé chưa buồn ngủ, nhưng mẹ phải học chiêu thức để tập cho bé tự ngủ ngoan. Những thói quen như đưa nôi, rung lắc, bế đu đưa cần phải “bài trừ”. Mẹ đừng để giấc ngủ của trẻ bị rơi vào thế phụ thuộc, thay vào đó, nên để trẻ tự ngủ. Chiến thuật là cần một “thủ tục” trước giờ ngủ, đó có thể là hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ mông, xoa đầu. Ban đầu có thể bế trẻ ngủ trên tay, đợi trẻ thiu thiu rồi đặt xuống, chớ để bé ngủ rồi mới thả ra sẽ tạo thói quen ngủ xấu.

 

 

 

 

Add your thoughts

Your email address will not be published. Required fields are marked *