Nếu con ho nhiều, đầy đờm, Vỗ rung long đờm có thể áp dụng ngay tại nhà

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi có đờm, mũi chưa có khả năng khạc đờm và hỉ mũi khi bị ho, mũi, đờm dãi. Lúc này ngoài những bài thuốc dân gian trị ho đờm cho trẻ thì phương pháp vỗ rung cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Vỗ rung cho trẻ đúng cách kết hợp với những phương pháp trị ho tiêu đờm sẽ giúp trẻ tống đờm ra ngoài được dễ dàng hơn. Vì thế, với cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi chuẩn theo bác sĩ dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải quyết nhanh chóng tình trạng này ở con.

Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh có hiệu quả

Cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh được bác sĩ áp dụng hiệu quả, thế nên các cha mẹ cần phải biết để áp dụng cho con của mình. Đây là phương pháp vật lý, hoặc bằng dụng cụ, hoặc bằng tay của kỹ thuật viên giúp cải thiện hiệu quả đường hô hấp. Nó làm phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường cơ hô hấp, đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp của trẻ.

Tác dụng của vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm sẽ dựa theo tính chất vật lý của chất khí, thay đổi áp suất trong đường dẫn khí đi theo từng nhịp thở của bé để làm thông đường thở. Nó giúp con trở nên dễ chịu, giảm khò khè, nôn ói, bú mẹ và ăn được tốt hơn.

Một số bệnh lý về đường hô hấp có thể áp dụng phương pháp này như:

  • Viêm tiểu phế quản
  • Trẻ bị nghẹt mũi
  • Viêm xẹp thùy phổi
  • Bệnh lý về đường hô hấp khiến bé bị ứ đọng đờm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp

Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, sau một đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn. Phương pháp này cũng dùng cho trẻ sau khi khí dung. Không nên vỗ rung khi trẻ vừa ăn xong, vì có thể khiến bé nôn.

Tư thế vỗ rung long đờm: Trẻ có thể nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.

Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm cho bé sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi

– Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.


Cách khum bàn tay để vỗ rung long đờm

– Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.

– Mỗi lần vỗ rung làm 10-15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.

Lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.

Kỹ thuật vỗ rung không gây hại gì cho trẻ bởi ngoài tác dụng đẩy đờm ra, nó còn giúp khí huyết lưu thông, tốt cho sức khỏe. Kỹ thuật này giống như khi bạn massage, nắn chân nắn tay cho trẻ hay cho trẻ tập thể dục hàng ngày. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú.

Dưới đây là video minh họa cụ thể kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ nhỏ để các phụ huynh cùng tham khảo nhé

-Sưu tầm-

Author picture

Leave a Replay

Sign up for our Newsletter

Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit