Bài viết sẽ chia sẽ những kiến thức cơ bản khi Bé Cưng vào giai đoạn Ăn dặm .
Thời điểm tập ăn dặm cho bé cưng?
Bố mẹ có thể cho bé tập quen với đồ ăn xay nhuyễn bất cứ lúc nào bé được 4 đến 6 tháng tuổi. Song song với tập ăn dặm, bố mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ và uống sữa công thức vì đây vẫn là nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng chính cho bé yêu mỗi ngày.
Các chuyên gia cũng khuyến khích mẹ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, việc tập cho trẻ ăn đồ ăn đặc hơn giúp trẻ rèn luyện khả năng nhai, nuốt và các phản xạ ăn uống khác. Đồng thời, đây cũng là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đang hoàn thiện hơn, ba mẹ cần giúp bé yêu luyện tập với thức ăn cứng hơn để đường ruột của trẻ trưởng thành hơn.
Bé cưng đã sẵn sàng ăn dặm?
Nhiều biểu hiển rõ ràng của trẻ sẽ cho bố mẹ biết các thiên thần của chúng ta đã sẵn sàng với bữa ăn dặm.
- Bé đủ cứng cáp để có thể kiểm soát được hoạt động của đầu và cổ, bé có thể giữ đầu thẳng đứng, thăng bằng và hướng nhìn tới vị trí mà bé muốn.
- Bé có thể ngồi vững chắc nhờ có sự hỗ trợ của bố mẹ. Ngay cả khi bé không thể tự ngồi trên ghế dành cho mình thì bé vẫn có thể ngồi thẳng để việc nhai nuốt được thuận lợi
- Bé không còn phản xạ đẩy thức ăn ra bằng lưỡi nữa, bé biết giữ thức ăn trong miệng và nhai nó.
- Miệng và lưỡi của bé phát triển đồng bộ với hệ thống tiêu hóa, giúp bé có thể di chuyển thức ăn vào trong, nhai và nuốt. Khi bé học được cách nuốt thức ăn, bé sẽ ít chảy nước bọt hơn. Tuy nhiên nếu bé mọc răng thì bé vẫn sẽ có nhiều nước bọt.
- Bé tăng cân đang kể. Hầu hết các em bé sẵn sàng ăn đồ ăn sệt khi cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi sinh ra và ít nhất bé được 4 tháng tuổi.
- Bé cảm thấy thèm ăn. Bé có vẻ đói và đói ngay cả khi bé bú sữa mẹ hay uống sữa công thức nhiều lần trong ngày.
- Bé thấy tò mò về thức ăn. Bé yêu của bạn bắt đầu chú ý đến những gì mà bạn ăn hoặc với lấy thức ăn. Bé theo dõi cách mà bạn đưa thức ăn từ bát lên miệng
Bạn sẽ bắt đầu cho bé cưng ăn dặm như thế nào?
Bố mẹ tập cho bé ăn dặm bằng bột xay nhuyễn, có thể bắt đầu bằng bột trẻ em, ngũ cốc, khoai lang, bí, táo hay lê. Bố mẹ trộn bột xay nhuyễn với sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo thành hỗn hợp pha loãng cho trẻ dễ ăn.
Bố mẹ dùng một chiếc thìa nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé. Nếu em bé có vẻ không quan tâm tới việc ăn bằng thìa, mẹ có thể cho bé ngửi thấy mùi và hương vị của thức ăn, chờ tới khi bé có cảm giác muốn ăn.
Khi mới tập ăn dặm, bố mẹ cho bé ăn đồ ăn sệt 1 lần 1 ngày, bất cứ khi nào bé cảm thấy vui vẻ thoải mái. Khi mới đầu, em bé không thể ăn nhiều nhưng bé sẽ quen dần trong những lần sau vì các bé đều cần thời gian để học cách nhai, nuốt.
Dần dần bố mẹ tăng lượng thức ăn dặm cho bé và sữa pha kèm cũng ít đi để tăng độ đặc sệt. Bố mẹ cũng học cho bé thưởng thức nhiều mùi vị thức ăn dặm khác nhau để bé có một khẩu phần ăn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng. Mặc dù việc tập cho trẻ ăn một món mới không hề đơn giản.
Bé Cưng ăn dặm như thế nào?
Mới đầu, hãy cho bé ăn mỗi ngày một bữa ăn đặc sệt. Khi nào bé được 6 – 7 tháng, bố mẹ tăng lên 2 bữa một ngày, tăng lên 3 bữa khi bé được 8 tháng.
Khẩu phần ăn của bé cưng khi 8 tháng tuổi sẽ bao gồm:
- Sữa mẹ và sữa công thức giúp bổ sung sắt
- Ngũ cốc để bổ sung khoáng chất sắt
- Thực phẩm có màu xanh, vàng, da cam
- Hoa quả
- Một chút protein từ thịt, đậu phụ…
Sau đó, bé yêu có thể tham gia vào các bữa ăn gia đình với thức ăn được chuẩn bị riêng. Bé có thể học được cách ăn uống nhanh hơn từ các thành viên khác trong gia đình. Và không khí ấm cúng của bữa ăn gia đình cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Nhận biết bé cưng đã no?
Việc theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn mà bé yêu ăn không phải là cách tốt để biết bé đã no hay chưa. Nếu mẹ thấy bé tựa lưng vào ghế, quay đầu từ chối thức ăn và bắt đầu chơi với muỗng hoặc ngậm chặt miệng thì có thể bé đã cảm thấy đủ. Đôi khi một em bé sẽ không chịu mở miệng ngay cả khi chưa kết thúc miếng ăn đầu tiên thì có lẽ là bé cần thời gian để nuốt chứ không phải bé yêu đã no.
Có cần cho Bé Cưng uống sữa khi trẻ ăn dặm?
Ngay cả khi bé đã có thể ăn bột thì bố mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống sữa, bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Vì cả hai loại sữa này đều cung cấp cho trẻ nhiều loại vitamin quan trọng, sắt, protein và nhiều loại khoáng chất cần thiết khác.
Đặc biệt, sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa nhất cho bé, mang tới hệ miễn dịch thụ động bảo vệ bé khỏi các tác động từ môi trường. Thực phẩm ăn dặm giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng nhai, nuốt và thói quen ăn uống khoa học, song trong những năm đầu đời, nó không thể thay thế cho sữa trong khẩu phần ăn của bé.
Giúp bé cưng làm quen thức ăn mới?
Bố mẹ tập cho bé yêu ăn món ăn mới trong 3 – 4 ngày một món. Bằng cách sắp xếp thời gian như vậy, bạn hoàn toàn có thể chủ động nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào. Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thì hãy thử mỗi tuần 1 món mới.
Em bé sẽ cần một khoảng thời gian để quen với hương vị và kết cấu của nhiều loại thực phẩm mới. Mỗi bé sẽ tìm thấy những khẩu vị và sở thích riêng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi kết cấu thức ăn sẽ như sau: thức ăn xay nhuyễn hoặc nửa lỏng, thực phẩm nghiền, đặc sệt và cuối cùng là những mẩu thức ăn nhỏ.
Khi bạn chuyển cho bé yêu sang ăn ngũ cốc hoặc trái cây thì bố mẹ nhớ đảm bảo tất cả thực phẩm cần phải nhỏ và mịn để bé có thể ép thức ăn vào hàm trên và bắt đầu nuốt. Đó là những phản xạ đầu tiên khi trẻ ăn dặm.
Bố mẹ lưu ý khi cho Bé Cưng ăn dặm nhé!
Để giúp bé yêu có thói quen ăn uống khỏe mạnh hơn, bố mẹ cần chuẩn bị một thực đơn thực sự đa dạng để bé không cảm thấy nhạt nhẽo hay nhàm chán với thức ăn. Bạn cũng có thể mang tới cho bé nhiều sự lựa chọn hơn, cho bé được tự ăn, tự chọn món mà mình thích.
Bố mẹ lưu ý không cho trẻ ăn lại thức ăn thừa, để lâu do nguy cơ thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hoặc biến chất có thể mang tới cho bé yêu của bán nhiều vấn đề tiêu hóa.
Một số bố mẹ bắt đầu cho con ăn với rau thay vì hoa quả để giúp bé có khẩu vị tốt hơn. Nhưng bé yêu khi sinh ra đã thích đồ ngọt nên bố mẹ không cần giới thiệu cho trẻ bất kỳ một mùi vị đặc biệt nào. Ngoài ra chúng ta không nên lựa chọn thức ăn cho bé dựa vào sở thích của bố mẹ vì thói quen này có thể làm lệch lạc khẩu vị của trẻ.
Có một số loại thức ăn mà bé vẫn chưa thể ăn được như mật ong, có thể gây ra ngộ độc. Ngoài ra có nhiều loại thực phẩm khác không an toàn cho bé. Bố mẹ có thể tham khảo thêm trong “thực đơn của bé” nhé
Đặc biệt khi chuyển sang ăn dặm, phân của bé cũng có nhiều thay đổi. bố mẹ đừng lo lắng vì đây đều là những biểu hiện bình thường khi bé chuyển từ bú mẹ dần sang ăn đồ cứng.
Đồng thời bố mẹ có thể tham khảo thêm trong “thực đơn của bé” nhé để cho bé yêu có được thói quen ăn uống khoa học nhất.
Theo bekhoemevui